Lời khuyên đầu tiên của Feinberg: “Nhận thức rằng bạn không chỉ chụp đồ vật. Bạn muốn những bức hình đem lại cái gì đó không chỉ là bản thân đồ vật”. Tĩnh vật cũng giống như danh từ, chỉ diễn đạt đồ vật và một vài thứ ít ỏi về chúng. Hãy nghĩ đến những bức ảnh trong catalog. “Tĩnh vật cuốn hút chúng ta hơn bởi tạng từ, động từ, hoặc tính từ. Đó là điều giúp cho công việc chụp ảnh studio thú vị hơn và thách thức hơn: đó là về khả năng nghĩ ra ý tưởng hoặc biểu đạt cảm xúc thông qua những thứ không dịch chuyển.”
Một ví dụ tốt là bức hình chụp ảnh sản phẩm mở màn của chúng tôi về cái bánh. Nhiệm vụ mà GQ dành cho Feinberg là minh họa 1 câu chuyện các món tráng miệng được tác giả nhớ lại từ thời niên thiếu, trong đó có bánh chocolate. Sau cùng Feinberg thiết kế 1 chiếc bánh với tâm hình cơn lốc giúp hướng sự chú ý tới chiếc bánh, và, ngụ ý gợi lại quá khứ của tác giả. “Bức ảnh không phải là về cái bánh, nó là về sức mạnh của ký ức” – ông cho biết.
Trong studio thì ánh sáng là một trong những khâu quan trọng nhất. Feinberg cho biết “Thực tế thì mỗi bức ảnh tĩnh vật là 1 bài tập về ánh sáng”. Bắt đầu từ việc chọn những đặc tính quan trọng nhất hoặc đặc trưng của chủ thể mà bạn muốn chụp. Nó có thể là bố cục, màu sắc, dạng, đường hoặc hỗn hợp các yếu tố này. Sau đó bạn ứng dụng với ánh sáng cho đến khi nó thu hút được cái nhìn của người xem về những đặc tính quan trọng nhất đầu tiên.
Bạn không cần dùng ánh sáng đắt tiền để bắt đầu. “Chỉ cần đặt tất cả cạnh 1 chiếc cửa sổ với ánh sáng hướng bắc, hoặc bắt đầu với 1 ánh sáng và phản sáng trắng, tự làm một bộ hoặc phông màn. Lấy đồ vật và xoay đi xoay lại để xem ánh sáng phản ứng thế nào với nó. Bắt đầu đơn giản thôi. Bạn có thể sử dụng ánh sáng đèn flash – như cách tôi bắt đầu”.
Bất cứ ai cảm thấy thú vị với thể loại chụp hình sản phẩm tĩnh này nên bắt đầu với một chủ thể mà người đó cảm thấy mình bị cuốn hút, lời khuyên của Feinberg. “Đối với tôi, công việc khó nhất đó chính là phải làm việc với một chủ thể mà mình không thích. Ví dụ như những phụ kiện thời trang xấu xí. Lúc đó tôi nghĩ ‘Trời ơi. Mình sẽ phải làm gì với những phụ kiện này?’ và có thể nói rằng rất hiếm khi bạn có thể làm việc tốt được trong điều kiện như vậy.”
Feinberg nhấn mạnh rằng bạn phải chọn thiết bị thích hợp cho mỗi chủ thể khác nhau. “Mỗi thiết bị ghi nhận hình ảnh đều có công dụng riêng của nó,” Feinberg cho hay, “và bạn không thể tránh được dấu ấn riêng của mỗi thiết bị. Chúng quyết định chất lượng của hình ảnh mà bạn có thể tạo ra. Kết hợp một chiếc máy ảnh, ống kính đúng cùng với ánh sáng trên một chủ thể nhất định, bạn sẽ có cơ hội nâng cao và thành công hơn.”
Cuối cùng, đừng bao giờ có mặc định trong đầu mình một ý tưởng chụp với một sản phẩm. “Tôi không hình dung trước điều gì cả,”. “Tôi có ý tưởng thô trong đầu về những gì mình cần làm, tuy nhiên tôi luôn để mở đầu óc cho những ý tưởng mới. Thông thường, khi đi vào studio và làm việc với một sản phẩm ngay trước mặt, ý tưởng thường thay đổi và tôi luôn mong muốn có những ý tưởng đến một cách tình cờ.”
- Chiến lược định hình phong cách
Dưới đây là một số điểm mà Feinberg đề ra trong quá trình định hình phong cách chụp hình sản phẩm giá rẻ:
• Chụp nhiều sản phẩm: Chụp nhiều mẫu của sản phẩm và sắp xếp chúng một cách đồng bộ. Nếu bạn phải làm việc với một mẫu sản phẩm duy nhất thì hãy sử dụng với số lượng nhiều như tấm ảnh ở đầu.
• Chụp theo nhóm: Đặt chủ thể với một hoặc một nhóm đạo cụ, tạo thành hoa văn hoặc một cấu trúc thú vị nào đó.
• Nền đơn giản: Sử dụng nền đen hoặc trắng là đơn giản nhất. Nếu cần sử dụng màu thì hãy sử dụng tông màu gần đồng bộ nhất hoặc tương phản mạnh nhất với chủ thể.
• Chọn góc ảnh mới lạ: Sắp đặt chủ thể với những tư thế khác lạ so với thông thường, điều này làm người xem để ý hơn đến độ sắc nét và chi tiết của chủ thể, hơn là công dụng thực tế của nó.
• Chụp theo chủ đề: Đối với một loạt hình, hãy tạo và sắp xếp một chủ đề xuyên suốt và kết nối những tấm ảnh lại với nhau.